Mức đường huyết của người khỏe mạnh nên thấp hơn 100 mg/dL, khi họ không ăn bất kỳ thức ăn nào trong khoảng 8 giờ và dưới 140 mg/dL khoảng 2 giờ sau khi ăn.
Mức đường huyết của người khỏe mạnh nên thấp hơn 100 mg/dL, khi họ không ăn bất kỳ thức ăn nào trong khoảng 8 giờ và dưới 140 mg/dL khoảng 2 giờ sau khi ăn.
Mức đường huyết thay đổi do tiêu thụ thức ăn vì lượng glucose trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Mức đường huyết cao hơn mức trên thường bị xếp vào nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân gây tăng đường huyết ngoài bệnh tiểu đường.
1. Phẫu thuật
Nếu bạn vừa trải qua cuộc phẫu thuật lớn có liên quan đến các cơ quan bên trong cơ thể, thì có thể có sự dao động về hàm lượng insulin trong cơ thể, gây ra sự đột biến bất thường về mức đường huyết.
2. Viêm phổi
Viêm phổi là một nhiễm trùng đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến phổi và hệ hô hấp. Đôi khi, mức đường huyết tăng cao bất thường được phát hiện ở những bệnh nhân bị viêm phổi vì máu của họ không được lọc đúng cách.
3. Nhiễm trùng đường tiểu
Những người bị nhiễm trùng đường tiểu (UTI) cũng có thể nhận thấy mức đường huyết cao hơn vì nhiễm trùng có thể làm tăng hàm lượng đường huyết.
4. Uống thuốc
Nếu đang dùng một số loại thuốc như steroid, thuốc lợi tiểu, vv, bạn cũng có thể bị tác dụng tiêu cực đến sự sản sinh insulin trong cơ thể và gây ra tăng đột biến về lượng đường trong máu.
5. Béo phì
Nếu chỉ số BMI của bạn cao hơn mức bình thường và bạn bị dư thừa chất béo trong cơ thể, tình trạng này cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng hoóc môn, do đó có thể gây tăng đường huyết.
6. Ống truyền dinh dưỡng
Vì nhiều lý do, nếu bạn đang được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu qua ống truyền hoặc tiêm tĩnh mạch sâu, cơ thể bạn có thể không hấp thu đường huyết hợp lý, gây tăng đường huyết.
BS Thu Vân
(theo Univadis/Boldsky)
Theo http://suckhoedoisong.vn