Nhìn chung, các bệnh truyền nhiễm thường gặp và nghiêm trọng hơn ở bệnh nhân đái tháo đường.
Tần suất nhiễm trùng cao hơn ở bệnh nhân đái tháo đường là do môi trường tăng đường huyết gây rối loạn chức năng miễn dịch (tổn thương chức năng bạch cầu trung tính, suy yếu hệ thống chống oxy hóa và miễn dịch dịch thể), bệnh vi mạch, biến chứng thần kinh, giảm khả năng kháng khuẩn của nước tiểu, rối loạn tiêu hóa và tiết niệu, và số lượng can thiệp y tế nhiều hơn ở những bệnh nhân này. Các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan và hệ thống. Một số trong những vấn đề này được nhìn thấy chủ yếu ở những người mắc bệnh đái tháo đường, chẳng hạn như nhiễm trùng bàn chân, viêm tai ngoài ác tính, viêm niêm mạc mũi xoang và viêm túi mật. Bên cạnh các biến chứng thường gặp của bệnh, đái tháo đường có liên quan đến việc giảm đáp ứng của các tế bào T, chức năng bạch cầu trung tính và rối loạn miễn dịch dịch thể. Do đó, ĐTĐ làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng, ngoài những hậu quả trên,còn có thể gây ra các biến chứng như hạ đường huyết và nhiễm toan ceton.
1.Bổ thể
Hệ thống bổ thể là một trong những cơ chế chính chịu trách nhiệm cho hệ miễn dịch dịch thể. Nó bao gồm các protein huyết thanh và bề mặt có chức năng chính là thúc đẩy quá trình opsonin hóa và thực bào của vi sinh vật thông qua các đại thực bào và bạch cầu trung tính làm ly giải của các vi sinh vật này. Hơn nữa, các sản phẩm hoạt hóa bổ thể cung cấp tín hiệu thứ hai để kích hoạt tế bào lympho B và sản xuất kháng thể.
Mặc dù một số nghiên cứu đã phát hiện ra sự thiếu hụt thành phần C4 trong ĐTĐ, sự giảm C4 này có thể liên quan đến rối loạn chức năng đa hình và giảm đáp ứng cytokine.
2.Các cytokine gây viêm
Tế bào đơn nhân và bạch cầu đơn nhân của những người bị ĐTĐ tiết ra ít interleukin-1 (IL-1) và IL-6 hơn để đáp ứng với sự kích thích bởi lipopolysacarit. Việc sản xuất interleukin thấp là do hậu quả của khiếm khuyết nội tại của các tế bào của những người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác báo cáo rằng glycation tăng có thể ức chế sản xuất IL-10 bởi các tế bào myeloid, cũng như của gamma interferon (IFN-γ) và yếu tố hoại tử khối u ( TNF-α) bởi các tế bào T. Glycation cũng sẽ làm giảm biểu hiện phức hợp hòa hợp mô chính (MHC) lớp I trên bề mặt tế bào tủy, làm suy giảm khả năng miễn dịch tế bào.
3.Bạch cầu đa nhân và đơn nhân
Giảm sự huy động của bạch cầu đa nhân, giảm hiện tượng hóa ứng động và hoạt động thực bào có thể xảy ra trong quá trình tăng đường huyết. Môi trường tăng đường huyết cũng ngăn chặn chức năng kháng khuẩn bằng cách ức chế glucose-6-phosphate dehydrogenase làm giảm sự truyền bạch cầu đa nhân qua nội mô. Trong các mô không cần insulin để vận chuyển glucose, môi trường tăng đường huyết làm tăng nồng độ glucose nội bào, sau đó được chuyển hóa, sử dụng NADPH làm chất đồng yếu tố. Việc giảm nồng độ NADPH ngăn chặn sự tái sinh của các phân tử đóng vai trò chính trong cơ chế chống oxy hóa của tế bào, do đó làm tăng tính nhạy cảm với stress oxy hóa.
Liên quan đến các tế bào lympho đơn nhân, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng khi huyết sắc tố glycated (HbA1c) <8,0%, chức năng tăng sinh của tế bào lympho T CD4 và phản ứng của chúng đối với các kháng nguyên không bị suy yếu.
4.Kháng thể
Glycation xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường tỷ lệ thuận với sự gia tăng HbA1c, và điều này gây hại cho chức năng sinh học của các kháng thể.
5.Những nhiễm trùng thường gặp:
Nhiễm trùng hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp nhất liên quan đến ĐTĐ là do Streptococcus pneumoniae và Influenza gây ra. Những người mắc ĐTĐ có khả năng nhập viện gấp sáu lần khi mắc bệnh cúm so với bệnh nhân không có ĐTĐ. Ngoài ra còn có H1N1, lao…
Nhiễm trùng tiết niệu:
-Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng
-Viêm thận bể thận
-Viêm bàng quang
-Áp xe đáy chậu
Nhiễm trùng tiêu hóa:
-Viêm dạ dày do Helicobater pylori
-Nấm miệng và thực quản
-Viêm túi mật
-Viêm gan B,C.
-Enterovirus.
Các nhiễm trùng khác: nhiễm trùng bàn chân, viêm tai ngoài ác tính, viêm niêm mạc mũi xoang…
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3354930/ Infections in patients with diabetes mellitus: A review of pathogenesis
Theo Indian Journal of Endocrinology and Metabolism