Đào Thị Dừa1, Trần Thừa Nguyên1, Trần Huy Hoàng1,
Nguyễn Trọng Nghĩa1, Tôn Thất Ngọc1
1. BVTW Huế
TÓM TẮT
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết liên quan đến nhiều yếu tố: kháng insulin, tăng nồng độ glucose máu, tăng nồng độ protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP). hs-CRP là một protein tăng lên trong các phản ứng viêm. hs-CRP còn liên quan đến cơ chế hình thành của xơ vữa động mạch, kiểm soát glucose máu, tình trạng kháng insulin.
Mục tiêu: 1. Xác định nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2; 2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 50 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị tại BV Trung ương Huế và 51 người khỏe mạnh có tuổi và giới tương đương với nhóm bệnh làm nhóm chứng. Định lượng hs-CRP, insulin máu, glucosse máu tại BV Trung ương Huế
Kết luận: Nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 4,19 ± 1,55 mg/L và nhóm chứng là 1,49 ± 1,13 mg/L, p < 0,01. Nồng độ hs-CRP tương quan thuận chặt chẽ với chỉ số HOMA-IR (r = 0,59; p < 0,01), tương quan nghịch rất chặt chẽ với chỉ số McAuley (r = -0,83; p < 0,01), chỉ số QUICKI (r = -0,83; p < 0,01)và nồng độ insulin đói(r = 0,52; p < 0,01). Nồng độ hs-CRP có sự tương quan thuận chặt chẽ với triglyceride(r = 0,52; p < 0,01), vòng bụng(r = 0,59; p < 0,01), chỉ số khối cơ thể(r = 0,62; p < 0,01), huyết áp tâm thu (r = 0,79; p < 0,01), huyết áp tâm trương (r = 0,77; p < 0,01).
Từ khóa: hs-CRP huyết thanh, ĐTĐ týp 2
THE STUDY OF CORRELATION BETWEEN SERUM HS-CRP LEVELS WITH CARDIOVASCULAR RISK FACTORS IN TYPE 2 DIABETES
Dao Thi Dua1, Tran Thua Nguyen1, Tran Huy Hoang1,
Nguyen Trong Nghia1, Ton That Ngoc1
Diabetes is an endocrine disease that involves many factors: insulin resistance, hyperglycemia, hs-CRP level. Hs-CRP is increased in inflammatory responses, and there are relations with the mechanism of atherosclerosis, hyperglycemia, insulin resistance.
Objectives: 1. To determine serum hs-CRP levels in patients with type 2 diabetes; 2. To study the relationship between serum hs-CRP levels and some cardiovascular risk factors in patients with type 2 diabetes.
Method and subject: 50 patients with type 2 diabetes were treated at Hue Central Hospital. The control group consisted of 51 healthy people. hs-CRP, insulin, glycemia were carried out at Hue Central Hospital
Results: Serum hs-CRP levels in patients with type 2 diabetes were 4.19 ± 1.55 mg/L and the control group was 1.49 ± 1.13 mg/L, p <0.01. The hs-CRP level was closely correlated with the HOMA-IR index (r = 0.59; P <0.01), strongly correlated with the McAuley index (r = -0.83; p <0.01), QUICKI scores (r = -0.83, p <0.01) and insulin concentrations (r = 0.52; p <0.01). The Hs-CRP level was strongly correlated with triglyceride (r = 0.52; p <0.01), WC (r = 0.59; p <0.01), BMI (r = 0.62, p <0.01), systolic blood pressure (r = 0.79, p <0.01), diastolic blood pressure (r = 0.77; p <0.01).
Key words: serum hs-CRP, type 2 diabetes.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý nội tiết gây ra nhiều biến chứng và liên quan đến nhiều yếu tố. Theo một số nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2, ngoài kháng insulin, tăng nồng độ glucose máu thì cũng có sự tăng lên của nồng độ protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP). hs-CRP là một protein tăng lên trong các phản ứng viêm, ngoài ra dựa trên dữ liệu từ nhiều nghiên cứu quy mô lớn chứng minh rằng hs-CRP còn liên quan đến cơ chế hình thành của xơ vữa động mạch, kiểm soát glucose máu, tình trạng kháng insulin [5], [10]. Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Xác định nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2; Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi chọn 101 người chia thành 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 50 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế. Nhóm chứng gồm 51 người khỏe mạnh có tuổi và giới tương đương với nhóm bệnh.
– Tiêu chuẩn chọn nhóm bệnh: Bệnh đã được chẩn đoán và đang điều trị theo hướng ĐTĐ týp 2 theo các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2 của Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ (ADA) 2016 [8].
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
– Biến số nghiên cứu và cách tiến hành
+ Tuổi, giới
+ Định lượng glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói: bằng phương pháp enzym so màu. Theo khuyến cáo của ADA 2016, chẩn đoán ĐTĐ khi glucose máu lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl), và mục tiêu kiểm soát Go là 4,4 – 7,2 mmol/L [9].
+ Định lượng hs-CRP huyết thanh: bằng phương pháp đo độ đục của Tina-quant. Giá trị bình thường của hs-CRP vào khoảng 0,8 mg/l và không vượt quá 8 mg/l.
+ Một số yếu tố nguy cơ tim mạch
* Chỉ số khối cơ thể (BMI) = Trọng lượng (kg) / [chiều cao (m)]2
Bảng 2.1. Đánh giá béo phì dựa vào BMI [11]
Phân loại | BMI |
Gầy | < 18 |
Bình thường | 18,5 – 22,9 |
Béo | ≥ 23 |
+ Có nguy cơ
+ Béo độ I + Béo độ II |
23 – 24,9
25 – 29,9 ≥ 30 |
* Vòng bụng (VB): Theo tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân béo phì áp dụng cho người trưởng thành Châu Á, béo phì trung tâm với VB ≥ 90cm ở nam và ≥ 80cm ở nữ [2].
* Huyết áp: Hỏi tiền sử huyết áp, Xác định huyết áp hiện tại:
Phân độ | HA tâm thu (mmHg) | HA tâm trương (mmHg) |
HA tối ưu
HA bình thường HA bình thường cao THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 THA tâm thu đơn độc |
< 120
< 130 130-139 140-159 160-179 ≥ 180 ≥ 140 |
< 80
< 85 85-89 90-99 100-109 ≥ 110 ≤ 90 |
* Bilan lipid máu: Chẩn đoán rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều rối loạn sau [1]:
Cholesterol > 5,2 mmol/L (200mg/dL); Triglyceride > 1,7 mmol/L (150mg/dL)
LDL-C > 2,58mmol/L (100mg/dL) ; HDL-C < 1,03mmol/L (40 mmol/L)
* Insulin máu đói: Sử dụng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. Các chỉ số KI:
– Chỉ số HOMA-IR: HOMA-IR = [ Io ( mU/L) x Go ( mmol/L)] / 22.5. Điểm cắt giới hạn: tứ phân vị cao nhất của nhóm chứng trong nghiên c
– Chỉ số QUICKI: QUICKI = 1/[Log I0 (μU/ml) + Log G0(mg/dl)]. Điểm cắt giới hạn: chọn tứ phân vị thấp nhất của nhóm chứng trong nghiên c.
– Chỉ số McAuley = exp [2,63 – 0,28 ln I0 (μU/ml) – 0,31ln triglyceride (mmol/L)]. Điểm cắt giới hạn: chọn tứ phân vị thấp nhất của nhóm chứng trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,75.
– Xử lý số liệu: bằng phần mềm SPSS.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Bảng 3.1. Nồng độ hs-CRP huyết thanh của nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Số lượng | hs-CRP (mg/L) | P | ||
`X | SD | |||
Nhóm bệnh | 50 | 4,19 | 1,55 | <0,01 |
Nhóm chứng | 51 | 1,47 | 1,13 |
Nồng độ hs-CRP huyết thanh của nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao hơn so với nhóm người khỏe mạnh có ý nghĩa thống kê (4,19 ± 1,55 mg/L so với 1,49 ± 1,13 mg/L; p < 0,01).
Bảng 3.2. Phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh theo tuổi
Độ tuổi (tuổi) | Số lượng | hs-CRP (mg/L) | p | |
`X | SD | |||
<40 | 1 | 5.30 | 0,00 | > 0,05 |
40-59 | 18 | 3,91 | 1,87 | |
60-79 | 24 | 4,33 | 1,28 | |
≥80 | 7 | 4,27 | 1,74 |
Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình giữa các nhóm tuổi trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.3. Phân bố nồng độ hs-CRP huyết thanh theo giới tính
Giới tính | Số lượng | hs-CRP (mg/L) | p | |
`X | SD | |||
Nam | 17 | 4,65 | 1,22 | p > 0,05 |
Nữ | 33 | 3,95 | 1,66 |
Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình theo giới tính trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
2. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Bảng 3.4. Tương quan hồi qui đơn biến của nồng độ hs-CRP với các chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin
Y | X | r | P | Phương trình |
hs-CRP
(mg/L) |
HOMA-IR | 0,59 | <0,01 | y = 0,10 x + 3,50 |
McAuley | -0,83 | <0,01 | y = 7,14 – 0,49 x | |
QUICKI | -0,83 | <0,01 | y = 13,22 – 28,4 | |
Io | 0,52 | <0,01 | y = 3,52 + 0,04 | |
Go | 0,50 | <0,01 | y = 2,42 + 0,18 |
Nồng độ hs-CRP có sự tương quan rất chặt chẽ với các chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin
Bảng 3.5. Tương quan hồi qui đa biến của nồng độ hs-CRP với các chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin
YẾU TỐ | Β | β
hiệu chỉnh |
T | P | VIF |
Hằng số | 10,245 | 4,799 | <0,01 | ||
HOMA-IR | 0,002 | 0,013 | 0,048 | >0,05 | 13,806 |
McAuley | -0,299 | -0,513 | -3,913 | <0,01 | 3,360 |
QUICKI | -14,193 | -0,413 | -2,210 | <0,05 | 6,846 |
Io | -0,009 | -0,112 | -0,428 | >0,05 | 13,470 |
Go | 0,041 | -0,113 | 0,856 | >0,05 | 3,419 |
Phương trình hồi qui đa biến: Nồng độ hs-CRP huyết thanh = 10,245 – 0,299( McAuley) – 14,193( QUICKI). Chỉ số QUICKI và McAuley có ảnh hưởng độc lập tới nồng độ hs-CRP huyết thanh có ý nghĩa thống kê .
Bảng 3.6. Tương quan hồi qui đơn biến của nồng độ hs-CRP với một số yếu tố khác
Y | X | r | P | Phương trình |
hs-CRP
mg/L |
VB | 0,59 | <0,01 | y = 0,13 |
BMI | 0,62 | <0,01 | y = 0,51x – 8,43 | |
HATT | 0,79 | <0,01 | y = 0,05 | |
HATTr | 0,77 | <0,01 | y = 0,1 | |
Triglyceride | 0,52 | <0,01 | y = 0,37 | |
HDL | -0,46 | <0,01 | y = – 0,86x + 5,32 | |
LDL | -0,17 | >0,05 | Không tương quan | |
Cholesterol | -0,17 | >0,05 | Không tương quan |
Nồng độ hs-CRP có sự tương quan thuận khá chặt chẽ với chỉ số VB, BMI, HATT, HATTr, triglyceride và tương quan nghịch khá chặt chẽ với HDL-C.
Bảng 3.7. Tương quan hồi qui đa biến của nồng độ hs-CRP với một số yếu tố khác
YẾU TỐ | Β | Β hiệu chỉnh | t | P | VIF |
Hăng số | -2,563 | -1,131 | >0,05 | ||
VB | -0,008 | -0,035 | -0,257 | >0,05 | 3,101 |
BMI | 0,092 | 0,122 | 0,792 | >0,05 | 3,917 |
HATT | 0,030 | 0,450 | 2,227 | <0,05 | 5,021 |
HATTr | 0,011 | 0,083 | 0,463 | >0,05 | 4,525 |
Triglyceride | 0,140 | 0,215 | 1,823 | >0,05 | 1,824 |
HDL-C | -0,482 | -0,282 | -2,749 | <0,01 | 1,331 |
LDL-C | -0,101 | -0,100 | -0,663 | >0,05 | 4,973 |
Cholesterol | 0,063 | 0,050 | 0,295 | >0,05 | 6,093 |
Phương trình hồi qui đa biến: Nồng độ hs-CRP huyết thanh = 0,003( HATT) – 0,482(HDL-C) – 2,563. HATT và HDL có ảnh hưởng độc lập tới nồng độ hs-CRP huyết thanh có ý nghĩa thống kê.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2:
Qua nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận nchứng21cho thấy ,1517
Nồng độ hs-CRP huyết thanh theo tuổi ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình của nhóm bệnh dưới 40 tuổi là 5,30 ± 0,00 mg/L; từ 40 đến 59 tuổi là 3,91 ± 1,87 mg/L; của nhóm bệnh từ 60 đến 79 tuổi là 4,33 ± 1,28 mg/L; của nhóm bệnh từ 80 tuổi trở lên là 4,27 ± 1,74 mg/L. Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình giữa các nhóm tuổi trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nồng độ hs-CRP ít phụ thuộc vào tuổi: Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương cho thấy không có sự khác biệt của nồng độ hs-CRP huyết thanh giữa các nhóm tuổi khác nhau trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [2]. Theo nghiên cứu của Amanullah Safiullah, Jarari Abdulla, Govindan Muralikrishnan và Basha Ismail trên 400 đối tượng ĐTĐ týp 2, hệ số tương quan giữa tuổi và nồng độ hs-CRP là r = 0,168 [7], điều này cho thấy có mối tương quan giữa tuổi và nồng độ hs-CRP là không đáng kể. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Mahajan Anubha, Tabassum Rubina, Chavali Sreenivas, Dwivedi Om Prakash, Bharadwaj Mausumi, Tandon Nikhil và Bharadwaj Dwaipayan cũng cho thấy: mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh và tuổi là rất lỏng lẻo với hệ số tương quan là r = -0,09 [16]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Anan Futoshi, Masaki Takayuki, Umeno Yoshikazu, Iwao Tetsu, Yonemochi Hidetoshi và Eshima Nobuoki cũng ghi nhận không có tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh và tuổi [10].
Nồng độ hs-CRP huyết thanh theo giới ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Theo y văn ý nghĩa lâm sàng của hs-CRP không đặc hiệu cho giới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân nam là 4,65 ± 1,22 mg/L; của nhóm bệnh nhân nữ là 3,95 ± 1,66 mg/L. Nồng độ hs-CRP huyết thanh trung bình của nhóm bệnh nhân nam cao hơn so với nhóm bệnh nhân nữ nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương cũng ghi nhận nồng độ hs-CRP huyết thanh đo được ở nhóm bệnh nhân nữ là 5,42 ± 2,84 mg/L và ở nhóm bệnh nhân nam là 4,09 ± 2,68 mg/L, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [2].
- 2. Mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với tình trạng kháng insulin
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ hs-CRP tương quan với các chỉ số đánh giá tình trạng KI: tương quan thuận rất chặt chẽ với chỉ số HOMA-IR (r = 0,59; p < 0,01), với Io (r = 0,52; p < 0,01), tương quan nghịch rất chặt chẽ với chỉ số McAuley (r = -0,83; p < 0,01) và chỉ số QUICKI (r = -0,83; p < 0,01). Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Preethi B.L., Kumar Prasanna K.M., Jaisri .G và Suresh K.P., cùng với sự tăng lên của các chỉ số đánh giá tình trạng KI là sự tăng lên của nồng độ hs-CRP huyết thanh và như thế nồng độ hs-CRP huyết thanh có thể có vai trò trong việc thăm dò tình trạng KI sớm [18]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Mahajan Anubha, Tabassum Rubina, Chavali Sreenivas, Dwivedi Om Prakash, Bharadwaj Mausumi, Tandon Nikhil và Bharadwaj Dwaipayan cũng ghi nhận cùng với sự tăng cao của BMI, HOMA-IR, VB… trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là sự tăng lên của nồng độ hs-CRP [16]. Nghiên cứu của Gelaye Bizu và các cộng sự (2010) trên 1525 đối tượng cho thấy sự tăng lên của nồng độ hs-CRP huyết thanh có sự liên quan với sự tăng lên của nồng độ insulin đói và chỉ số HOMA-IR (p < 0,001). Những đối tượng có nồng độ hs-CRP huyết thanh lớn hơn 2,53 mg/L thì nguy cơ KI tăng 2,18 lần ở đối tượng nữ và 2,54 lần ở đối tượng nam. Qua một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm hệ thống mạn tính với bằng chứng của sự tăng hs-CRP có thể là nguyên nhân quan trọng trong cơ chế KI cũng như cơ chế bệnh sinh của bệnh ĐTĐ [14]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Akbarzadeh Marzieh, Eftekhari Mohammad Hassan và Hossein Mohammad cũng ghi nhận mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP và các chỉ số đánh giá KI. Nghiên cứu của Al-jebory Abdulhussien M K và Al-zubeidi Hanan A M ghi nhận ở đối tượng tăng hs-CRP huyết thanh thì có dự báo nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và bệnh lý tim mạch cao [6]. Nghiên cứu cắt ngang của Pfützner Andreas và các cộng sự (2006) trên 4270 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không điều trị insulin gồm có 2146 nam, 2124 nữ với độ tuổi trung bình là 63,9 ± 11,1 tuổi; BMI= 30,1 ± 5,5 kg/m2; thời gian mắc bệnh trung bình là 5,4 ± 5,6 năm; HbA1c = 6,8 ± 1,3 %, cho thấy sự tăng lên của nồng độ hs-CRP có liên quan đến những yếu tố gây nên nguy cơ bệnh tim mạch trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 như chỉ số HOMA-IR, insulin, BMI [17]. Các nghiên cứu trên đều cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa sự nồng độ hs-CRP huyết thanh với tình trạng KI.
Tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với một số yếu tố khác:
Mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với vòng bụng và BMI: Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ hs-CRP có sự tương quan thuận khá chặt chẽ với VB (r = 0,59; p < 0,01), và chỉ số BMI (r = 0,62; p < 0,01). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn và Trần Trọng Lam (2012) cho thấy có sự tương quan thuận giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với số đo VB (r = 0,32; p < 0,05) và chỉ số BMI (r = 0,28; p < 0,05) [4]. Kết quả nghiên cứu của Vidyasagar Sudha và cộng sự trên 91 bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa cũng cho thấy nồng độ hs-CRP có tăng lên rất rõ ràng ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ (p < 0,021) và những người có VB tăng bất thường (p < 0,003) [21]. Nghiên cứu của Huffman Fatma G. cho thấy có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa nồng độ hs-CRP với VB (r = 0,470; p = 0,001) và BMI (r = 0,387; p = 0,001) ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ. Nghiên cứu của Mahajan Anubha và các cộng sự (2009) cũng ghi nhận có mối tương quan thuận giữa nồng độ hs-CRP và chỉ số BMI (r = 0,24) [16]
Mối tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết thanh với rối loạn lipid máu: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ hs-CRP có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với triglyceride (r = 0,57; p < 0,01), tương quan nghịch khá chặt chẽ với HDL-C (r = -0,46; p < 0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn và Trần Trọng Lam (2012) cũng cho thấy có mối liên quan thuận giữa nồng độ hs-CRP và triglyceride (r = 0,23; p < 0,05), tương quan nghịch giữa nồng độ hs-CRP và HDL-C(r = -0,12; p < 0,05) [4]. Kết quả nghiên cứu của Ramtanu Bandyopadhyay và cộng sự cũng cho thấy có mối liên quan dương tính của nồng độ hs-CRP với triglyceride huyết thanh [12].
KẾT LUẬN
1. Nồng độ hs-CRP huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 4,19 ± 1,55 mg/L và nhóm chứng là 1,49 ± 1,13 mg/L, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,01.
2. Nồng độ hs-CRP tương quan thuận chặt chẽ với chỉ số HOMA-IR (r = 0,59; p < 0,01), tương quan nghịch rất chặt chẽ với chỉ số McAuley (r = -0,83; p < 0,01), chỉ số QUICKI (r = -0,83; p < 0,01) và nồng độ insulin đói (r = 0,52; p < 0,01). Nồng độ hs-CRP có sự tương quan thuận chặt chẽ với triglyceride (r = 0,52; p < 0,01), vòng bụng (r = 0,59; p < 0,01), chỉ số khối cơ thể (r = 0,62; p < 0,01), số đo huyết áp tâm thu (r = 0,79; p < 0,01), số đo huyết áp tâm trương (r = 0,77; p < 0,01).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- . Võ Bảo Dũng, Nguyễn Hải Thủy, Hoàng Minh Lợi (2012), “Liên quan giữa đáp ứng giãn mạch qua trung gian dòng chảy với hs-CRP và đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 mới phát hiện”, Tạp chí Nội tiết– Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 2(7), tr. 699-705.
- Nội tiết– Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 2(7), tr. 543-554.
- . Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Anh Vũ (2014), Giáo trình Sau Đại học Tim mạch học, Đại học Huế, Huế, tr. 77.
- . Nguyễn Thị Nhạn, Trần Trọng Lam (2012), “Nghiên cứu nồng độ hs-CRP và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như rối loạn lipid, tăng glucose tăng huyết áp ơ người béo phì dạng nam”, Tạp chí Nội tiết– Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 2(7), tr. 707-714.
- . Nguyễn Hải Thủy (2012), “Vai trò chất chỉ điểm sinh học trong bệnh lý xơ vữa động mạch”, Tạp chí Nội tiết– Đái tháo đường, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI, 2(7), tr. 255-269.
- . Al-jebory Abdulhussien M. K., Al-zubeidi Hanan A. M. (2014), “Relationship between hs-C- reactive protein and some biochemical variables in cardiovascular and type -2- diabetic mellitis patients objective”, Journal of Babylon University/Pure and Applied Sciences, 4(22).
- . Amanullah Safiullah, Jarari Abdulla, Govindan Muralikrishnan et al (2010), “Association of hs-CRP with diabetic and non-diabetic individuals”, Jordan Journal of Biological Sciences, 3(1), pp. 7-12.
- . American Diabetes Association (2015), “Classification and diagnosis of diabetes”, Diabetes Care, 39(1), pp. 9.
- . American diabetes association (2016), “Glycemic targets”, Diabetes Care, 39(1), pp. 39-46.
- . Anan Futoshi, Masaki Takayuki, Umeno Yoshikazu et al (2007), “Correlations of high-sensitivity C-reactive protein and atherosclerosis in Japanese type 2 diabetic patients”, European Journal of Endocrinology, 12, pp. 311-317.
- 1. Anuurad Erdembileg, Shiwaku Kuninori, Nogi Akiko et al (2003), “The new BMI criteria for asians by the regional office for the western pacific region of who are suitable for screening of overweight to prevent metabolic syndrome in elder japanese workers”, Journal of Occupational Health, 45(8), pp. 335-343.
- 2. Bandyopadhyay Ramtanu, Paul Rudrajit, Asish Basu K. et al (2013), “Study of C reactive protein in type 2 diabetes and its relation with various complications from eastern India”, Journal of Applied Pharmaceutical Science, 3(7), pp. 156-159.
- 3. Bhaktha Geetha, Shantaram Manjula, Nayak Shivananda et al (2014), “Relationship of hs-CRP level in diabetic persons free from micro and macrovascular disease”, International Journal of Research and Development in Pharmacy and Life Sciences, 3(4), pp. 1070-1073.
- . Gelaye Bizu, Revilla Luis, Lopez Tania et al (2010), “Association between insulin resistance and c-reactive protein among Peruvian adults”, Diabetology & Metabolic Syndrome, 2(30), pp. 1-6.
- . Haque Fazlul A.K.M., Saifuddin Ekram A.R.M., Islam Quazi Tarikul et al (2010), “Evaluation of serum high sensitivity c – reactive protein (hs-CRP) in type-2 diabetic
- . Mahajan Anubha, Tabassum Rubina, Chavali Sreenivas et al (2009), “High-sensitivity C-reactive protein levels and type 2 diabetes in urban North Indians”, Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism, 94(6), pp. 2123- 2127.
- . Pfützner Andreas, Standl Eberhard, Strotmann Hermann-josef et al (2006), “Association of high-sensitive C-reactive protein with advanced stage beta-cell dysfunction and insulin resistance in patients with type 2 diabetes mellitus”, Clinical chemistry and laboratory medicine, 44(5), pp. 556- 560.
- . Preethi B.L., Prasanna Kumar K.M., Jaisri G et al (2013), “High-sensitivity C-reactive protein a surrogate marker of insulin resistance”, Journal of Physiology and Pathophysiology, 4(3), pp. 29-36.
- . Sameer A.S., Sultan M., Pandith A.A. et al (2010), “hs-CRP: a potential marker for hypertension in Kashmiri population”, Indian Journal of Clinical Biochemistry, 25(2), pp. 208- 212.20. Sinha Satwika, Kar Kaushik, Soren Monoj et al (2014), “hsCRP in pre-hypertension and hypertension: a prospective study in Southern Asian region”, International Journal of Research in Medical Sciences, 4(2), pp. 1402-1407.
- . Vidyasagar Sudha, Abdul Razak U.K., Prashanth C K et al (2013), “Highly sensitive C-reactive protein in metabolic syndrome”, Jiacm, 14, pp. 230-234.
Theo VADE